Loading...
Kem chống nắng được xem là “người bạn đồng hành” không thể thiếu cho phái đẹp trong bước skincare hàng ngày của mình. Nhưng hiểu rõ cũng như nhận biết được đâu là loại kem chất lượng và phù hợp với làn da của mình là một điều không phải ai cũng làm được. Cùng tìm hiểu ngay những kiến thức cần biết về kem chống nắng, cách chọn kem chống nắng tốt, có bao nhiêu loại kem chống nắng trên thực tế, các chỉ số SPF là gì, những tia tử ngoại nào gây hại và đề xuất một số loại kem chống nắng tốt trên thị trường nhé!
Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV).
Tia tử ngoại (UV) chia làm 3 loại chính: UVA, UVB và UVC.
Ở cường độ nhẹ (lúc nắng sớm), tia cực tím có tác dụng tốt với sức khỏe như kích hoạt sản xuất vitamin D hoặc giúp điều trị bệnh vảy nến và một số bệnh ngoài da khác. Ngược lại ở cường độ mạnh thì tia cực tím có nhiều tác hại.
Nếu chị nào chưa hình dung tia tử ngoại nguy hiểm như thế nào thì hãy thử để một cái ruột xe cao su (săm xe) hoặc một hộp nhựa ngoài nắng, sau một tháng sẽ thấy chúng nhạt màu và có nhiều vết rạn (trừ khi các sản phẩm đó được thêm chất hấp thụ tia UV). Đó chính là do sự phá hoại của tia tử ngoại.
Tia UVA (chiếm 95% bức xạ tia cực tím): UVA xâm nhập vào da sâu hơn UVB, đến lớp trung bình (dermis) làm cho da bị rám nắng (sản sinh các hắc tố melanin). UVA cũng tạo ra các gốc tự do, phá huỷ collagen và elastin (một loại protein tương tự như collagen) gây lão hoá da và có thể gây ung thư.
UVA luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm, cho dù trời nắng hay không, vì thế khi trời râm mát thì tia UVA vẫn làm tổn hại đến da (mà các chị không biết). UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải.
Nói đến UVA là nói tới những vết nám, vết nhăn và sự lão hóa da.
Tia UVB tác động vào lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng – epidermis), là tác nhân chính gây cháy nắng (phồng rộp) và có thể dẫn đến ung thư da. UVB có cường độ cao nhất từ 10h đến 14h trong ngày, và mạnh nhất vào mùa hè. UVB không xuyên qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước. Nói đến UVB là nói tới cháy nắng và ung thư da.
Tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Vì vậy các loại kem chống nắng hiện nay chỉ chống được tia UVA và UVB.
(Nói thêm: hiện tại có nhiều nơi tầng ô zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn).
Kem chống nắng được chia làm 2 loại : Sunblock và Sunscreen
Bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ và khuếch tán, giống như một cái dù ngăn tia UV tác động đến da.
Hai thành phần thường dùng trong sunblock là Kẽm Oxit (ZnO) và Titanium Dioxit (TiO2). Kẽm Oxit ngăn được hoàn toàn UVA và UVB, còn Titanium Oxit ngăn được chỉ khoảng 50%. Hai chất này cũng rất an toàn. Vì vậy sunblock là sự lựa chọn tốt cho trẻ em và những người có da nhạy cảm.
Tuy nhiên có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen. Vì vậy để đảm bảo mua đúng sunblock, cần xem trong thành phần có chứa Zinc oxide hoặc Titanium Dioxide không là đủ, (hai chất này hầu như không gây kích ứng da và chống UV rất tốt).
Với sunblock, không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen.
Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da và gây nhờn rít (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).
Sản phẩm phù hợp cho bạn:>> KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ TROPICAL SUNBLOCK
Hoạt động như màng lọc hóa học giúp hấp thu tia UVB và UVA (nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA).
Sunscreen gồm nhiều chất hóa học khác nhau kết hợp lại, mỗi chất có khả năng lọc được một phần tia UVA và UVB. Ví dụ chất Avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có thể lọc hoàn toàn UVA, nhưng không lọc được UVB. Do đó người ta thường kết hợp với chất Ozybenzone chuyên lọc UVB.
Sở dĩ Sunscreen ngày càng phổ biến là vì chúng dễ thấm, tiệp với màu da (khó thấy) và ít nhờn rít.
Nhược điểm của sunscreen là các hóa chất này thường gây kích ứng da, ngoài ra lại dễ thấm qua da vào máu, nội tạng, sữa mẹ… và có thể gây rối loạn nội tiết.
Ngoài ra khi dùng sunscreen các chị vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp.
Tóm lại, nếu xem thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide thì biết chắc đây là sunblock. Còn không có thì là sunscreen.
SPF chỉ khả năng chống UVB. Về cơ bản, SPF càng cao thì da càng được bảo vệ khỏi tia UVB, cũng như thời gian được bảo vệ lâu hơn (mà không phải bôi kem lại).
Tất cả kem chống nắng đều bảo vệ làn da khỏi UVB.
Đối với UVA, do trước đây người ta cho rằng UVA không gây hại, cho nên nhiều kem chống nắng không có tác dụng chống UVA.
Để biết loại kem chống nắng đó có bảo vệ da khỏi tia UVA hay không thì các chị cần chú ý một trong bốn dấu hiệu sau:
– Trên nhãn có chữ UVA trong một vòng tròn: sản phẩm đã được kiểm chứng, có ít nhất 3 ngôi sao (do EU quy định), 4-5 sao thì hiệu quả càng cao.
– Hoặc biểu hiện bằng chỉ số PA (protection factor of UVA – khả năng lọc tia UVA). Dấu + phía sau chữ PA là thước đo thời gian hiệu quả chống nắng. PA+ tức là làn da của các chị sẽ được bảo vệ trong khoảng 4h, PA++ trong 8h và PA+++ là loại kem chống nắng cực mạnh, có thể bảo vệ các chị 12h.
– Hoặc sản phẩm có ghi 2 chỉ số, ví dụ: SPF 60-12, nghĩa là đó là khả năng bảo vệ chống tia UVA-UVB, hoặc ghi rõ thành SPF 20A 20B, hoặc UVA/UVB, hoặc SPF 60 A=B.
– Hoặc sản phẩm có ghi chữ “broad spectrum” hoặc “full spectrum” (phổ rộng): hạn chế được cả UVA và UVB.
Nếu một sản phẩm dù ghi UVA nhưng không có bất kì biểu tượng nào như trên thì chưa chắc có tác dụng chống UVA
=> Hãy chọn ngay cho mình một loại kem chống nắng phù hợp và chất lượng nhất để bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh nắng, môi trường. Và đừng quên bỏ qua bước thoa kem chống nắng và che chắn kỹ lưỡng để làn da luôn khoẻ, đẹp bạn nhé!
Hotline
0919 258 558